Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Có hai phố mang tên AHLS Nguyễn Văn Trỗi ở Hà Nội

THỨ SÁU, NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2014

Có hai phố mang tên AHLS Nguyễn Văn Trỗi ở Hà Nội

Bạn Trỗi ta lúc ngồi hàn huyên, tán chuyện với nhau... có nói đến chuyện Tượng Đài anh Trỗi ở Công viên Thống Nhất Hà nội, có người còn chưa biết! Trung Quốc K7 thêm vào "Còn có người chưa biết ở Hà Nội có phố Nguyễn Văn Trỗi đấy". Đúng thế, không biết phố Nguyễn Văn Trỗi ở chỗ nào? Thế thì phải đến nơi mới biết được. Thế là hai "Điều tra viên" K5 và K7 cải trang thành "Cánh lái xe ôm" lên đường theo thông tin" Nghe nói" để "Khảo sát " xem sao?

Phố Nguyễn Văn Trỗi thứ nhất 

Đúng là có phố Nguyễn Văn Trỗi ở phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội,  Phố rộng khoảng 6 - 7m, dài khoảng 1Km, uốn lượn trong khu dân cư. Phố nằm ngay trên đường Giải Phóng rẽ vào.





Ngồi nghỉ tại quán nước trên phố Nguyễn Văn Trỗi phường Phương Liệt, tình cờ được ông Đích, nhà số 66 Nguyễn Văn Trỗi, sống ở đây từ năm 1970, cho biết xuất xứ của phố này. Trước kia đây là đường dân sinh của TT Bộ Nội Thương và Bộ Ytế. Đến năm 1988 đổi thành đường Phương Nam, và đến năm 1997 HĐND TP Hà Nội có QĐ đổi tên thành phố Nguyễn Văn Trỗi, vào lúc tách từ  quận Đống Đa sang quận Thanh Xuân. Chúng tôi thật ngạc nhiên khi ông Đích nói còn có một phố Nguyễn Văn Trỗi nữa! Và ông kể một câu chuyện "Ở phố Nguyễn Văn Trỗi  này có một gia đình có tang, hợp đồng thuê xe tang đến nhà. Đến giờ đã lâu mà không thấy xe đến, gọi điện thì xe đang ở phố Nguyễn Văn Trỗi kia..."  "Thế phố Nguyễn Văn Trỗi kia ở đâu?" "Ở quãng khu Văn Quán, phường Mộ Lao, quận Hà Đông".
Thế là hai "Thám tử tư" K5 và K7 lại khăn gói lên đường, tìm tới phố Nguyễn Văn Trỗi thứ 2 xem sao?

Phố Nguyễn Văn Trỗi thứ hai

Đúng là có phố Nguyễn Văn Trỗi thứ hai ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội. Phố rộng cũng khoảng 6 - 7m, dài khoảng 700 - 800m. Phố nằm ngay trên đường Nguyễn Trãi rẽ vào, qua Học Viện Bưu Chính Viễn Thông.



 Ngồi nghỉ tại quán nước mía trên đường Nguyễn Văn Trỗi này, bà chủ quán cho biêt "Phố được đặt  tên khoảng mười mấy năm nay..."

Thế mà đã quá trưa rồi. Nhóm "Điều tra, khảo sát" tự thưởng một con vịt cỏ Vân Đình, làm đủ các món tại khu Văn Quán Hà Đông, để kết thúc một chuyến đi thoải mái, giải thoát hết các thắc mắc.... Và cũng là một dịp được mời anh chị em còn chưa biết đến hai phố Nguyễn Văn Trỗi, có thể "Du lịch qua màn ảnh nhỏ" cùng chúng tôi để "Tham quan" hai phố mang tên AHLS Nguyễn Văn Trỗi này.

11 nhận xét:

  1. Hoan hô 2 điều tra viên k5 & k7 đã phát hiện ra 2 phố NVT (1 của Hà Nội, 1 của Hà Tây) nhưng còn phần nữa 2 điềru tra viên phải làm là đề nghị thành phố Hà Nội bỏ đi 1 phố NVT đê mọi người dân khỏi phải nhầm phố !!!
    Trả lời
  2. Rất vui khi 2 tên Trỗi đưa thông tin về phố NVT ở HN lại còn được ăn vịt Vân Đình nữa. Ngoài Bắc chưa có "tục lệ" tên đg có nhiều?! Ở TP HCM (chỉ riêng) có đg ở Quận này nhưng Q kia cũng có. Cho nên khi vào SG các bạn nên nhớ khi cho địa chỉ phải biết Q nào, phường gì thì mới tìm được. Kể cả số nhà cũng phải hỏi Q nào, phường nào.
    Như đường Trần Hưng Đạo Rất dài từ Q1, sang Q3, rồi sang Q5...số nhà thì cũng vậy. VD như Đức Dũng ở 3421C Trần Hưng Đạo Q1, nếu cứ tìm 321 THĐ thì Q5 cũng có số nhà này. Hay đường Bùi Thị Xuân thì ở Q1 cũng có mà Q Tân Bình cũng có (đg này gần quán Cây Sứ lính Trỗi hay họp). Chia sẻ cùng các bạn.
    @ Vinh "s": tên TQ K7 CA về hưu mà tốt phết đấy ! Hai tên này thửa hết con vịt VĐ là sức khỏe còn tốt lắm.
    Nhớ các bạn !
    Trả lời
    Trả lời
    1. Xin lượng tình miễn phí : Đức Dũng ở 321C THĐ-Q1-TP HCM. Chứ ko phải 3421C...Lẩm cẩm quá !
  3. Ở đây không bàn đến việc ở Hà Nội hay một số nơi có nhiều tên phố cùng tên, không chỉ riêng phố Nguyễn Văn Trỗi, mà khi sát nhập trước mắt phải chấp nhận điều này, nhưng phải ghi rõ tên phố này thuộc phường nào, quận nào để phân biệt vị trí. Điều muốn nói ở đây là: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh, thông tin thêm là ở Hà Nội có phố Nguyễn Văn Trỗi, cũng như có Tượng Đài anh Trỗi trong Công viên Thống Nhất, để tưởng niệm và ghi nhớ tinh thần của AHLS Nguyễn Văn Trỗi là bất diệt, vì một số người, ngay cả ở HN, cũng không biết có phố và Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi ở Hà Nội.
    Trả lờiXóa
  4. Bạn Vinh nói rất đúng ! Nhưng trong bảng đề tên đường (phố) nhỏ lắm nên chỉ có logo Văn Miếu (HN) và tên đường thôi nên ko thể ghi Quận, phường...
    Trả lời
  5. Nhất Trung à, không phải là ghi tên phường, quận lên trên bảng ghi tên đường, phố, mà là thông tin địa chỉ cho nhau, ghi trên các bưu kiện, thư từ gửi cho nhau.... Phải nói rõ, ghi rõ tên phố thuộc phường nào, quận nào để khi đến nhà chơi, thăm hỏi nhau thì tìm được đúng địa chỉ, gửi thư từ, bưu phẩm được đưa đến đúng địa chỉ... Khi nơi đó có nhiều tên phố cùng tên, mà trước mắt phải chấp nhận do việc sát nhập các nơi khác nhau lại với nhau..
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo NgoTheVinh Bưu kiện, thư từ thì đúng nhưng taxi, xe ôm thì sai ???
    2. Son Tung k9 à, không phải taxi, xe ôm thì sai.... Nói chung, các tài xế xe taxi, xe ôm cũng phải là người biết rõ, thông thạo phố, phường, nghe đến địa chỉ là biết chính xác vị trí phố này là ở đâu. Còn nếu là người không quan tâm, không để ý, không đi lại nhiều, không sống lâu năm ở đây hoặc mới đến hành nghề không biết rõ thì cũng có thể bị nhầm lẫn, sai sót.
      Xóa
  6. Các anh chẳng chịu hiểu chi cả, một đường NVTrỗi là nói về thời anh Trỗi đang hoạt động bí mật (là một người chiến sỹ), còn đường NVTrỗi kia là lúc ảnh ra pháp trường (là một người anh hùng). Tại anh Trỗi có 2 giai đoạn thôi, chứ nếu ảnh có 3 giai đoạn thì phải có 3 đường. Rứa mới... đặng.
    Trả lời
  7. Chẳng qua là vì cán bộ ta làm việc "quá trách nhiệm": thà thừa còn hơn thiếu! Trình độ hiểu biết lịch sử của cán Bộ gần TƯ đúng là cao hơn trong Nam: ở TP HCM có hẳn tên đường riêng cho hai ông Trần Hưng Đạo nhé : Trần Hưng Đạo A và Trần Hưng Đạo B! -
    Trả lời
  8. Từ khi HN mở rộng thì có nhiều tên đường "đôi", như Lê Trọng Tấn chẳng hạn. Mà Hà Nội với Hà Đông, là đô thị giáp gianh tuy hai mà một nên cảm giác trong một có hai mới rõ, như kiểu đường NVT.
    Mà cả hai trường hợp này đều ở gần nhau, phía Trường Chinh, Giải Phóng đổ về Hà Đông cả nhỉ.
    Trả lời
Đọc kỹ trước khi comment

Khóa 4 họp mặt, kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh

THỨ TƯ, NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2014


Khóa 4 họp mặt, kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh

Sáng hôm nay, ngày 15/10/2014, tại Nhà hàng vườn treo 281 Đội Cấn, Hà Nội, Khóa 4 tổ chức họp mặt và kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh. Đông đủ các Thầy Cô giáo và anh chị em các Khóa đã đến tham dự họp mặt, kỷ niệm cùng Khóa 4.



                                       Một phút mặc niệm tới AHLS Nguyễn Văn Trỗi 

Trưởng BLL Khóa 4 khai mạc buổi họp mặt, tổng kết các hoạt động trong thời gia qua và các công việc trong thời gian tới.

        Thầy Chi Phan thay mặt BLL Trường tặng lẵng hoa chúc mừng và phát biểu ý kiến

                                              Khóa 2 chúc mừng và phát biểu ý kiến

                                               Khóa 3 chúc mừng và phát biểu ý kiến

                                               Khóa 5 chúc mừng và phát biểu ý kiến

                             Anh Bùi Vinh Trưởng BLL Trường chúc mừng và phát biểu ý kiến

                                              Chúc sức khỏe các Thầy Cô giáo

Chúc mừng buổi họp mặt, chúc sức khỏe

Cùng nhau nâng cốc chúc sức khỏe




1 nhận xét:

  1. K4 Sg ra thấy có Xuân Minh. K5 có 5 bạn tham dự trong đó có Tiến Chính ở xa nhất. K4 tổ chức ở Sg năm nay mình ko dự được vì "bận" đi chơi với gia đình.
    K4 tổ chức ở đâu cũng thành công mỹ mãn. Ngưỡng mộ quá !
    Trả lời

Cựu Giáo viên và Học viên Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh.

THỨ TƯ, NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2014

Cựu Giáo viên và Học viên Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh.

Sáng hôm nay, ngày 15/10/2014, Cựu Giáo viên và Học viên Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi tại Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi trong Công viên Thống Nhất Hà Nội.

     Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi trong khuôn viên Công viên Thống Nhất Hà Nội.

Đoàn Cựu Giáo viên, học viên trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đến Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi, dâng vòng hoa Tưởng Niệm.

                                           Dâng vòng hoa Tưởng Niệm ở Tượng Đài.

Sau một phút mặc niệm, Thiếu Tướng Bùi Vinh Trưởng BLL Trường thay mặt đoàn đã đọc lời Tưởng Niệm trước Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi.
" ..... Với 24 tuổi thanh xuân và 9 phút trên pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm của dân tộc ta như một biểu tượng của lòng quả cảm và khí phách anh hùng, là tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên học tập về lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự do, những tố chất rất cần cho sự dấn thân của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ở bất cứ thời đại nào...." ".... Với tinh thần bất diệt của LS Nguyễn Văn Trỗi, Giáo viên và Học viên toàn trường đã thi đua dạy tốt, học tốt, rèn luyện ý chí cách mạng, hướng ra chiến trường. Mong được trực tiếp cầm súng giết giặc, trả thù cho anh Trỗi, góp phần giải phóng miền Nam. Nhiều Học viên đã xung phong tình nguyện nhập ngũ sớm vào Nam chiến đấu. Đã có nhiều tấm gương dũng cảm chiến đấu hy sinh, 30 Thấy và Trò của Trường đã mãi mãi nằm xuống trên các chiến trường, trong đó có tấm gương tiêu biểu của AHLS Huỳnh Kim Trung (Học viên Khóa 5 của Trường)...."  

                        Thầy và Trò Trường Trỗi bên Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi.

Hai cựu chiến binh Trường Trỗi: Đặng Trần Dũng K4 và Vũ Tiến Chính K5 bên Tượng Đài anh Trỗi.


CCB Đặng Trần Dũng hồi ở trường Trỗi là người gần gũi nhất với LS Võ Dũng, ở cùng phòng, cùng tiểu đội,,,  Nhắc đến LS Võ Dũng, CCB Đặng Trần Dũng bồì hồi kể lại quá trình học tập, rèn luyện, chiến đấu và anh dũng hy sinh của LS Võ Dũng, một trong nhiều tấm gương của Học viên trường Trỗi noi theo chí khí lẫm liệt, tinh thần bất khuất của AHLS Nguyễn Văn Trỗi.

Còn CCB, thương binh Vũ Tiến chính thì lại kể về những trận chiến đấu của mình và các chiến binh là Học viên trường Nguyễn Văn Trỗi tại Thành Cổ Quảng Trị ác liệt. Các LS Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm, Vũ Kiên Cường...  các thương binh, chiến binh Vũ Tiến Chính, Lê Minh, Lê Bình...tại Thành Cổ Quảng Trị mãi mãi là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần hy sinh, quên mình vì Đất Nước.

             Giáo viên và Học viên Khóa 1, Khóa 2 bên Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi.

                      Giáo viên và Học viên Khóa 3 bên Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi.

        Giáo viên và Học viên Khóa 4, Khóa 5 bên Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi.

             Giáo viên và Học viên Khóa 2, Khóa 7 bên Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi.

        Giáo viên và Học viên Khóa 6, Khóa 8 bên Tượng Đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi.